Là một chất kích thích lên trung tâm thần kinh, gây ra cảm giá đê mê, hưng phấn, bóng cười đang ngày một phổ biến trong giới trẻ. Không ít các bậc phụ huynh lo lắng rằng liệu bóng cười có gây nghiện hay làm cơ thể bị ngộ độc giống như các loại chất kích thích khác hay không? Muốn biết thì hãy cùng đọc qua bài viết dưới đây.
Bóng cười là gì?
Bóng cười là tên gọi của những quả bóng đã được bơm căng khí N2O. Đây là một hợp chất của ni tơ và oxi, không màu, không cháy. Hợp chất này có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp cũng như trong y tế. Nó là nguyên liệu để sản xuất chất bán dẫn, sử dụng trong các máy ASS cũng như máy phân tích kim loại năng, được sử dụng trong tên lửa và trong các bình xịt để tạo áp suất.
Trong y tế, khí cười N2O được biết tới là một chất tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, giúp giảm đau và gây mê. Nó được dùng riêng lẻ như một loại thuốc gây tê và khi kết hợp với các khí khác thì N2O là thành phần của thuốc gây mê trong phẫu thuật. N2O tác động lên các tế bào GABA khiến kìm hãm trạng thái buồn ngủ, song song đó nó cũng giúp não bộ sinh ra các hoóc – môn opioid peptide và serserotoi giúp con người suy nghĩ tích cực, vui vẻ và hưng phấn, giảm đau đớn và mệt mỏi. Nhờ vậy, khí cười N2O được sử dụng phổ biến trong thuốc an thần và thuốc giảm đau.
Với những tác dụng như trên, nhiều người có thể nhận thấy rằng, khí cười có tác động đến cơ thể tương tự các chất kích thích khác như ma túy đá, thuốc lắc, thuốc phiện hay cần. Những chất kích thích này khiến người sử dụng gặp ảo giác, luôn trong trạng thái đê mê, hạnh phúc khi còn phê thuốc. Vậy là một chất không nằm trong danh sách cấm, liệu bóng cười có gây nghiện hay không?
Bóng cười có gây nghiện hay làm cơ thể bị ngộ độc không?
Dù có nhiều tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây ảo giác giúp người sử dụng đạt được sự “hạnh phúc giả” nhưng bóng cười vẫn không nằm trong danh mục cấm. Lý do rất đơn giản bởi loại khí này hoàn toàn không gây nghiện nếu như được sử dụng hợp lý. Không giống như heroin, bóng cười không tạo cảm giác hưng phấn mạnh mẽ chỉ sau vài giây tiêm tĩnh mạch, nó được hấp thu từ từ qua đường hô hấp. Cơ thể không bị làm hưng phấn quá mức mà chỉ ở mức đê mê, thoải mái, cảm thấy vui vẻ. Sau khi sử dụng bóng cười, người dùng không bị các triệu chứng “cai nghiện (hay vật thuốc)” như heroin bao gồm: đau đớn xương khớp, nhạy cảm bộ phận sinh dục ở nữ hoặc cương dương ở nam, không gây trầm cảm, lo lắng, đau cơ và co thắt,… nên không gây ra thèm bóng cười, không cần phải hút bóng bằng mọi giá. Tuy nhiên, khi sử dụng quá đà và thường xuyên, người hút bóng cười sẽ bị nghiện cảm giác. Việc hút bóng cười phải thường xuyên, tăng liều thì mới đạt được khoái cảm như lần đầu sử dụng. Dù vậy, cai nghiện bóng cười không quá khó khăn như cai ma túy, người nghiện bóng có thể đến bệnh viện để khám, lấy đơn thuốc và cai ngay tại nhà.
Nếu sử dụng không thường xuyên với liều lượng hạn chế thì việc ngộ độc bóng cười rất khó xảy ra trừ trường hợp bị dị ứng thuốc hoặc sức khỏe người dùng đang có vấn đề. Ngộ độc bóng cười đa số là do sử dụng bóng cười quá liều trong thời gian dài khiến cơ thể yếu đi, tiền đình kém, không giữ được thăng bằng khi đi lại, tim đập nhanh, chân tay tê bì, có thể nôn mửa,… Khi cơ thế gặp các tình trạng này, bạn nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra và được chữa trị kịp thời. Đồng thời để tránh những nguy cơ bất ngờ về sức khỏe khác, bạn nên hút bóng cười khi ở cùng bạn bè và người thân.
Như vậy có thể khẳng định rằng, bóng cười chỉ gây nghiện hoặc làm cơ thể bị ngộ độc trong trường hợp sử dụng quá liều với tần suất liên tục. Với những người sử dụng ít, sử dụng điều độ thì khó có thể nghiện hay ngộ độc bóng cười được.
Sử dụng bóng cười như thế nào để tránh ngộ độc và gây nghiện
Muốn bóng cười không gây nghiện cũng như ngộ độc thì cần phải sử dụng đúng theo những quy tắc sau:
Không hút quá nhiều bóng cười trong thời gian ngắn. Đã có không ít trường hợp các bạn trẻ phải nhập viện do việc hút quá nhiều khí N2O trong khoảng thời gian ngắn, khiến hệ thần kinh bị quá tải dẫn tới chân tay tê bì, không vận động được. Vì vậy, bạn nên sử dụng số lượng hạn chế trong thời gian ngắn để đảm bảo sức khỏe.
Không sử dụng chung bóng cười với các chất kích thích khác. Thông thường, bóng cười thường được giới trẻ sử dụng chung với rượu bia, thuốc lá và shisha. Đây là điều không nên thực hiện bởi cùng lúc có quá nhiều tác nhân gây kích thích lên não bộ sẽ dễ gây ra ngộ độc.
Không hút bóng cười trong thời gian dài. Bóng cười có thể gây nghiện nếu sử dụng quá nhiều trong thời gian dài. Bạn chỉ nên sử dụng hạn chế trong khoảng thời gian ngắn để tránh việc nghiện bóng.
Không hút bóng cười nếu bạn đang có các vấn đề về sức khỏe. Đối với người có bệnh lý liên quan đến hô hấp, tim mạch, mạch máu, tiền đình thì không nên sử dụng bóng cười bởi chung sẽ làm bệnh của bạn nặng thêm.
Kết bóng cười có gây nghiện hay không?
Bóng cười là một chất kích thích, gây ảo giác nhưng chỉ gây nghiện và ngộ độc khi bị lạm dụng và sử dụng quá liều. Bạn nên lưu ý đến liều lượng sử dụng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Chuyên mục:Bóng cười