Dân chơi là cụm từ dùng để chỉ những người có sự sành sỏi và kiến thức trong một lĩnh vực ăn chơi nào đó. Là một dân chơi, bạn phải có được đầy đủ kiến thức cũng như khả năng chi trả cho món ăn chơi của mình.
Tuy nhiên, có không ít người hám danh, không thực sự hiểu sâu về lĩnh vực mình tham gia nhưng vẫn muốn nhận được sự tung hô của nhiều người. Những dân chơi nửa mùa này ra sức gồng mình lên để chứng tỏ, và họ không khác gì một đứa trẻ cố gắng gượng trong một chiếc áo size người lớn.
Dân chơi thật sự là như thế nào?
Cụm từ dân chơi xuất hiện trong từ điển khẩu ngữ của Tiếng Việt đã lâu. Tuy nhiên, đa số mọi người thường sử dụng nó với ý nghĩa như playboy, nghĩa là một tay chơi trong các cuộc vui đàn đúm và sát gái. Tuy nhiên, cụm từ này không chỉ mang ý nghĩa đó mà còn là một từ để chỉ những người có trình master trong các lĩnh vực như nhiếp ảnh, đồ cổ, chơi xe, sưu tầm.
Những dân chơi này thường có kiến thức rất đồ sộ cũng như những thành tựu mà người khác khó đạt được về lĩnh vực mà họ tham gia. Ví dụ trong lĩnh vực nhiếp ảnh, bạn sẽ được gọi là dân chơi nhiếp ảnh chuyên nghiệp khi bạn có đầy đủ những loại máy ảnh xịn nhất, tốt nhất cùng với trình chụp ở hàng đầu.
Có cần phải đầu tư quá nhiều tiền bạc thì mới được gọi là dân chơi?
Việc có kinh tế để đủ tiền đầu tư vào thú chơi cũng chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ để trở thành một dân chơi chuyên nghiệp còn dựa rất nhiều vào trình độ của bạn. Có rất nhiều lĩnh vực, bạn không cần đầu tư quá nhiều tiền bạc mà chỉ cần khả năng, một trong số đó có thể kể đến các loại game online.
Trong tựa game moba nổi tiếng nhất hiện nay là Liên minh huyền thoại, không thể không nhắc đến tuyển thủ người Hàn Quốc Faker. Anh là một trong những tuyển thủ đi đường giữa đỉnh cao của thế giới có khả năng gánh team cực mạnh. Tuy vậy, điều đặc biệt là anh hầu như rất ít sử dụng skin (trang phục của tướng) mà chỉ sử dụng skin mặc định. Dù không đầu tư tiền bạc vào skin như nhiều người chơi khác nhưng Faker vẫn được tôn vinh là một tuyển thủ huyền thoại, một dân chơi liên minh huyền thoại số một của tựa game này.
Như vậy, có thể nói rằng, dân chơi thực sự trong một lĩnh vực là người hiểu sâu về lĩnh vực đó, có trình độ đỉnh cao cũng như việc họ đầu tư rất nhiều thời gian, tiền bạc và chất xám vào thú chơi của họ.
Dân chơi nửa mùa là gì?
Cụm từ đối lập với dân chơi là dân chơi nửa mùa. Nửa mùa có nghĩa là kém cỏi, không chuyên nghiệp. Dân chơi nửa mùa để chỉ những người muốn đạt đến trình master trong một lĩnh vực nào đó nhưng kết quả vẫn chỉ là những sự đầu tư và cố gắng không đến nơi, khiến cho danh xưng mà họ muốn khoác lên người trở nên lố bịch và mắc cười.
Khoảng 5 năm trở lại đây, giới trẻ Việt Nam bỗng có niềm hứng thú đặc biệt với chụp ảnh. Nhiều bạn trẻ thi nhau sắm cho mình một chiếc máy ảnh rồi lang thang chụp ảnh khắp nơi để up lên mạng. Sau đó tự phong cho mình cái danh photographer.
Không qua đào tạo, không tự tìm tòi học hỏi, tất cả chỉ là cầm máy và chụp. Những tấm ảnh của các amateur này chụp ra không có bố cục đẹp, nước ảnh xấu, không có tính nghệ thuật và thẩm mỹ tối thiểu cần có. Sau một thời gian gồng mình theo trend thì đa số các dân chơi nửa mùa này đều tự mình rời khỏi cuộc chơi của nhiếp ảnh dù có nhiều người đã rất mạnh tay chi tiền cho thân máy cũng như các loại lens xin sò.
Có thể thấy rằng, các dân chơi nửa mùa thường chỉ hám danh, hám fame, thích chạy theo trend. Họ không có niềm đam mê, không có sự nghiêm túc trong bất cứ lĩnh vực nào. Họ chỉ biết đầu tư tiền bạc nhưng lại không trau dồi kiến thức, kĩ năng. Trong bất kể một lĩnh vực nào, nếu thiếu kiến thức, bạn không thể nào nâng trình của mình lên tầm cao được.
Để không trở thành một dân chơi nửa mùa, chưa đến đích đã bỏ cuộc thì trước khi gia nhập bất kì lĩnh vực nào, bạn nên tự hỏi bản thân có thể dành nhiều thời gian để học hỏi, đầu tư nhiều cho việc nâng cao kiến thức, kĩ năng được không. Nếu câu trả lời là không thì tốt nhất bạn nên dừng ngay ở đó để tránh việc tốn thời gian, sức lực cũng như tiền bạc vô ích.
Cụm từ dân chơi nửa mùa cũng được sử dụng rất nhiều trong giới trẻ cho những người thích ăn chơi đua đòi nhưng lại không có điều kiện. Không có tiền, họ làm gì cũng chỉ nửa vời, sử dụng đồ fake thay vì đồ real, tham gia các bữa tiệc tùng nhưng không có nhiều đóng góp. Những dân chơi này thường là tâm điểm của sự dè bỉu và chỉ trích trong các nhóm ăn chơi. Họ bị coi như một trò đùa, một người không có gì nhưng lại thích thể hiện.
Làm sao để phân biệt dân chơi nửa mùa với dân chơi thực sự?
Trong các lĩnh vực ăn chơi thì có lẽ để nhận ra một dân chơi thực sự không khó. Họ khác dân chơi nửa mùa ở lượng kiến thức, sự hiểu biết cũng như khả năng đầu tư cho lĩnh vực mà họ tham gia.
Một dân chơi thực sự có thể đạt được trình độ vượt qua đa số những người khác trong cùng lĩnh vực. Ngược lại, một dân chơi nửa mùa ngoài sở thích thể hiện ra thì họ chẳng có gì. Không có sự đầu tư, không có kiến thức, không có kĩ năng. Cho dù họ có cố để show hết khả năng của mình ra thì cũng chẳng ai công nhận và những thứ nửa vời mà họ có cũng chỉ là trò cười để người khác bàn tán mà thôi.
Để trở thành một dân chơi chính hiệu không phải chuyện dễ dàng. Cần phải kết hợp rất nhiều yếu tố mới có thể trở thành người tỏa sáng ở một lĩnh vực nào đó. Nếu như bạn chưa có đủ khả năng thì không nên quá gồng mình và khiến mình trở thành một dân chơi nửa mùa, một thứ nửa vời không hoàn chỉnh.
Chuyên mục:Giới trẻ