Nếu như bạn thường xuyên tiếp xúc với thế hệ trẻ thì có lẽ sẽ rất quen thuộc với cụm từ “dân chơi”. Bởi vì cụm từ này được sử dụng cực kì thường xuyên và gần như được coi là quy chuẩn để đánh giá một người của lứa tuổi này. Vậy dân chơi là gì? Tiêu chuẩn gì để một người được giới trẻ coi là dân chơi? Liệu dân chơi có thật sự là “ngầu”, là “chất” như cách mà chúng vẫn được những người trẻ tung hô mỗi ngày? Nếu muốn biết thì hãy cùng đọc qua bài viết của chúng tôi dưới đây.
Dân chơi là gì?
Về mặt ngữ nghĩa, dân chơi là cụm từ dùng để chỉ những người sành sỏi trong các món ăn chơi nói chung. Ví dụ như trong giới sành đồ cổ, một người có kiến thức rộng, có khả năng phân biệt tuổi của đồ cổ cũng như định giá chính xác món đồ thì sẽ được những người khác coi như một dân chơi thứ thiệt, dân chơi xịn. Hay như trong giới chơi siêu xe, một người chịu vung tiền ra để sở hữu những phiên bản xe hạn chế với mức giá cao cũng được coi là dân chơi trong xã hội này.
Đối với giới trẻ, dân chơi cũng có nghĩa tương tự. Dân chơi là những người chịu đi chơi, chịu vung tiền ra để chơi. Ví dụ, trong một nhóm bạn, một người thường xuyên mua sắm được những món đồ giá cao, chịu bỏ tiền ra để chơi bời, có khả năng bao các chầu ăn chơi thì sẽ được giới trẻ tôn là dân chơi.
Làm sao để nhận định như thế nào là dân chơi?
Đối với mỗi nhóm giới trẻ khác nhau thì việc nhận định như thế nào là dân chơi cũng rất khác nhau. Ở những vùng thôn quê hoặc khu thu nhập thấp thì một người được phong là dân chơi sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với những người khác.
Đó đơn giản chỉ cần là người chịu chi cho những buổi đi chơi hơn. Ngược lại, đối với nhóm giới trẻ ở thành thị với mức sống cao hơn, vấn đề tiền bạc để đi chơi thoải mái hơn thì để được gọi là dân chơi sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Đó không chỉ là độ chịu chi mà còn là mức sành sỏi của bạn đối với những món ăn chơi.
Nếu như bạn chịu chi nhưng lại chẳng biết gì về bar, pub hay các chất kích thích thì cũng khó có thể được nhóm đối tượng này phong là dân chơi. Điều này cũng giải thích vì sao nhiều người đang là dân chơi ở đây nhưng lại trở thành dân thường ở những địa điểm khác.
Để chạy theo danh hiệu tự phong này thì khách quan mà nói, những người bạn trẻ mất nhiều hơn là được, và những thứ đạt được cũng chỉ là cái danh hão mà có thể một thời gian ngắn nữa đối với họ cũng chẳng còn ý nghĩa, trong khi đó những cái mất là những cái mất thật.
Tiêu chuẩn nào để đánh giá một dân chơi?
Cụm từ dân chơi là cụm từ được sinh ra ở thời hiện đại. Tuy vậy, không phải thời xa xưa thì không có dân chơi. Nếu là người Việt Nam thì chắc chắn ai cũng biết đến danh tiếng “công tử Bạc Liêu” đốt tiền nấu trứng thời Pháp thuộc. Những chàng công tử miền Tây với khối tài sản khổng lồ, không tiếc tiền vung tay để thể hiện đẳng cấp cũng là một dạng dân chơi.
Đi xa hơn về quá khứ, nếu bạn là người có hứng thú với văn chương, hẳn đã từng lướt qua kiệt tác của văn học Mỹ The Great Gastby của văn hào F. Scott Fitzgerald. Trong cuốn sách này, Gastby vì muốn gặp lại nàng Daisy mỏng manh xinh đẹp – người ông yêu sâu sắc mà đã không tiếc tiền tổ chức những bữa tiệc xa hoa suốt một thời gian dài. Những vị khách tham gia bữa tiệc bàn tán và xuýt xoa không ngớt về mức độ chịu chơi của Gastby.
Đối với những người này, Gastby chính là một dân chơi thứ thiệt của trong vùng. Theo thời gian thì cụm từ dân chơi hay playboy trong Tiếng Anh ra đời, định nghĩa và cũng là một lời khẳng định chắc chắn cho một nhóm người chịu chơi và đẳng cấp hơn mức bình thường.
Thật khó có thể đưa ra bảng quy chuẩn để đánh giá như thế nào là một dân chơi hay như thế nào thì không phải dân chơi. Mọi thứ đều dựa vào cảm quan của những người xung quanh khá nhiều. Chính vì vậy có rất nhiều người chịu chơi, chịu chi nhưng họ mãi không vươn lên được cái tầm dân chơi.
Về cơ bản, một dân chơi trước hết phải là một người có tiền. Bởi dân chơi mà nghèo thì ai dám gọi là dân chơi. Tiền đó không cần thiết phải là tự kiếm ra. Không ai quan tâm đến nguồn gốc tiền, họ chỉ quan tâm bạn có nhiều tiền hay không mà thôi.
Thứ hai, dân chơi phải chịu chi. Trong lịch sử, chưa từng có một dân chơi nào mà keo kiệt cả. Bạn có tiền nhưng không chịu chi thì bạn cũng chỉ là một thằng bủn xỉn chứ đừng mơ tới cái danh dân chơi.
Cuối cùng, dân chơi là người phải có sự sành sỏi trong lĩnh vực của mình. Bạn phải đạt đến trình master, cân team thì mới có thể mong vươn lên được cái tầm dân chơi. Ví như bạn là một tay chăn rau chuyên nghiệp muốn vươn đến hai chữ “dân chơi” thì bạn phải săn được nhiều gái ngon với tâm hồn tròn và đẹp, bạn chấm em nào thì em ấy phải đổ. Như vậy mới có thể khiến các nông dân khác tôn bạn lên cao hơn họ một bậc.
Dân chơi có phải là chất?
Nếu bạn hỏi bất kì ai đang đắm chìm trong cuộc chơi thì câu trả lời luôn luôn là có. Ngược lại, nếu bạn hỏi bất kì ai ở ngoài cuộc, câu trả lời luôn luôn là không. Câu trả lời thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi người.
Tuy nhiên, để xét vấn đề một cách đúng đắn nhất, hãy suy nghĩ đến tương lai của nó. Liệu cái danh “dân chơi” có giúp ích gì cho bạn ngoài một chút sự “phù phiếm” của cuộc chơi vốn dĩ đã rất phù phiếm? Hoàn toàn không, sau khi bạn bước ra khỏi cuộc chơi, cái danh hiệu tự phong bạn nhận được sẽ hoàn toàn vô dụng.
Không giống như bằng đại học, không giống như kinh nghiệm làm việc, bạn không thể ghi cái danh hão này vào CV, càng khó có thể đem khoe với những người ngoài cuộc. Sự “ chất” mà bạn thấy nó chỉ có ảnh hưởng trong tầm rất rất nhỏ với một thời gian cực ngắn, trong khi những gì bạn đổ vào nó là rất nhiều.
Liệu khi biết những điều này rồi, bạn có còn thấy dân chơi là ngầu? Con người luôn luôn hướng mình tới những giá trị chân thiện mỹ, luôn mong muốn trau dồi để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. Mong muốn trở thành dân chơi trong lòng giới trẻ thực ra cũng chỉ là một mong muốn chính đáng. Tuy vậy, hãy nhìn nhận mong muốn này một cách đúng đắn hơn, tự hỏi bản thân rằng liệu những thứ mình bỏ ra có lấy lại được kết quả xứng đáng trước khi dấn thân trở thành bất kì điều gì khác.
Chuyên mục:Giới trẻ