Cuộc sống hiện đại với những áp lực đến từ nhiều phía là nguyên nhân khiến stress trở thành vấn đề của nhiều người. Stress ảnh không chỉ ảnh hưởng đến công việc và còn ảnh hưởng đến nghỉ ngơi, làm chất lượng cuộc sống đi xuống nhanh chóng. Để giảm căng thẳng, lấy lại cân bằng cho cuộc sống, bạn có thể tham khảo một số cách xả stress trong bài viết của chúng tôi dưới đây.
Stress là gì? stress có nguy hiểm không?
Muốn stress biến mất thì trước hết bạn phải hiểu bản chất stress là gì rồi mới tìm cách để điều trị. Theo từ điển Anh – Việt thì stress là từ tiếng anh có nghĩa là căng thẳng, từ gốc của stress là stringere trong tiếng Latin, có nghĩa là kéo căng. Về mặt ngữ nghĩa có thể hiểu đơn giản stress là việc cơ thể con người bị áp lực và căng thẳng. Theo y học, stress được định nghĩa là phản ứng dồn nén, áp lực của cơ thể đối với những tác nhân bên ngoài hoặc từ chính cảm quan và nhận thức của con người.
Stress với cường độ thấp và không liên tục có khả năng tạo động lực cho quá trình làm việc. Đơn giản như việc nhắc nhở từ sếp, từ giáo viên hoặc các hạn deadline sắp tới. Tuy nhiên nếu một người phải chịu những áp lực lớn kéo dài thì sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Cụ thể, người bị stress sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt, mất ngủ, lo lắng nhiều, suy nghĩ tiêu cực, hiệu quả làm việc giảm sút, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng,…
Dù có nhiều tác hại đối với sức khỏe nhưng stress kéo dài là việc khó tránh khỏi, đặc biệt là đối với những người làm các công việc trí óc với áp lực cao. Không thể ngăn stress đến nhưng việc giảm căng thẳng, xả áp lực là việc có thể làm.
Đấu hiệu nhận biết stress là gì? hậu quả của stress
Không giống như nhiều căn bệnh tâm lý khác, stress không thầm lặng và khó nhận biết. Các dấu hiệu của stress bao gồm:
Về mặt tâm lý, người bị stress thường xuyên cảm thấy mất thăng bằng, mất phương hướng trong việc giải quyết các vấn đề, luôn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề như có tảng đá đè lên tâm trí, cháng chường không muốn học tập, làm việc, luôn luôn thấy sợ hãi, bất an và không thoải mái.
Về mặt hành vi, người bị stress thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… như một cách giảm stress và để tìm kiếm sự cân bằng; hay mất ngủ hoặc ngủ rất nhiều, chán ăn hoặc ăn không kiểm soát, mất cân bằng trong các vấn đề sinh hoạt hằng ngày, dễ cáu gắt, gây sự,…
Stress kéo dài không được điều trị kịp thời gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy giảm trí nhớ, suy giảm miễn dịch, giảm ham muốn tình dục, tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất, mất ngủ, tính tình thay đổi, thậm chí gây ra trầm cảm và tự tử. Đã có không ít các em học sinh vì áp lực của thi cử mà tự tử, cũng có không ít những người trưởng thành vì căng thẳng của công việc mà tìm đến cái chết. Chính vì thế, nếu cảm thấy cơ thể đang bị kéo căng, bị stress hành hạ thì bạn không nên coi thường mà hãy tìm ngay cách để giải tỏa stress, mang lại cân bằng cho cuộc sống.
Những cách giảm stress và căng thằng hiệu quả
Có không ít cách giải stress hiệu quả, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số cách tới bạn đọc:
Giảm stress bằng thuốc: đây là cách giảm stress khá hiệu quả. Bạn có thể đến gặp các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được tư vấn và kê đơn thuốc hiệu quả. Thông thường, bệnh nhân gặp vấn đề với stress sẽ được kê đơn các loại thuốc thuộc nhóm SSRIs (chất ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin). Đây là nhóm thuốc chống trầm cảm phổ biến, giúp tăng nồng độ Serotonin trong não, giúp bệnh nhân giảm trạng thái buồn bã, lo âu, đầu óc được thư giãn. Các loại thuốc này được bán rộng rãi tại Việt Nam nhưng chúng tôi khuyên bạn vẫn nên tới gặp bác sĩ để hiểu rõ được tình trạng bệnh và được kê liều lượng thích hợp nhất.
Giảm stress bằng các liệu pháp tâm lý. Đây là cách giảm căng thẳng được thực hiện thông qua việc giao tiếp giữa bác sĩ với bệnh nhân nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong tâm lý, cảm xúc của bệnh nhân để giúp họ lạc quan, tích cực hơn với cuộc sống. Liệu pháp tâm lý được đánh giá là cực kì hiệu quả khi kết hợp với thuốc.
Giảm stress bằng cách sắp xếp lại công việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nguyên nhân stress phần lớn đến từ những áp lực trong công việc và học tập. Để giải quyết triệt để thì người bệnh cần sắp xếp lại công việc và học tập một cách khoa học, tìm ra cách học, cách làm mới nhẹ nhàng hơn. Đồng thời phải biết làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nên cho cơ thể được giải trí sau khi đã làm việc đủ nhiều, đừng tham công tiếc việc và quá gắng sức khiến cơ thể gặp phải những vấn đề không đáng có.
Giảm stress bằng cách tập thể dục, tập gym, thiền hoặc yoga. Khi cơ thể được tập luyện với cường độ hợp lý thì não sẽ tự sinh ra các hoóc môn khiến cơ thể cảm thấy hưng phấn và thoải mái. Đây cũng là nguyên nhân mà người có tập thể dục thường cảm thấy yêu đời hơn so với người chỉ suốt ngày nằm ỳ ở nhà. Ngoài ra, thiền và yoga cũng là một liệu pháp giúp cơ thể lấy lại sự cân bằng, giúp xả căng thẳng cực kì hiệu quả.
Giảm stress bằng cách hạn chế rượu, bia, thuốc lá cũng như các chất kích thích khác. Có một quan niệm sai lầm rằng, khi stress thì phải tìm đến men rượu hoặc các chất kích thích để relax. Thực ra trong khi bạn sử dụng, các chất kích thích sẽ tác động trực tiếp đến não tạo ra cảm giác hưng phấn.
Tuy nhiên, cảm giác này sẽ dần mất đi theo thời gian và cuối cùng để lại một cơ thể còn mệt mỏi, căng thẳng hơn lúc đầu rất nhiều. Bạn nên có chế độ sống khoa học, tránh xa bia rượu, chất kích thích để có một cơ thể khỏe mạnh, đủ sức chống chịu lại những áp lực từ cuộc sống.
Kết luận về stress
Bài viết đã cho bạn cái nhìn tổng quan về stress, nguyên nhân, hậu quả cũng như cách điều trị. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích đối với bạn, giúp bạn có được cách tránh áp lực, giảm căng thẳng hiệu quả nhất cho bản thân.
Chuyên mục:Cảm giác